Xuất nhập khẩu đang trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm đóng góp lớn vào GDP Việt Nam. Tính riêng nửa đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt trên 600 tỷ USD. “Bức tranh” xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2021 được đánh giá với “nhiều màu sắc tươi sáng” khi duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững và đồng đều ở tất cả các ngành quan trọng. Đây cũng là ngành đem tới cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những ai dự định theo học xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Vậy học ngành xuất nhập khẩu ra trường làm gì? Hẳn không ít bạn đang có dự định đăng ký học xuất nhập khẩu và cả những bạn mới ra trường, làm trái ngành đều đang băn khoăn vấn đề này đúng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành học này nhé.
Học ngành xuất nhập khẩu ra trường làm gì?
Thị trường việc làm ngành xuất nhập khẩu cực kỳ đa dạng, bạn có thể tham gia nhiều vị trí khác nhau. Và dưới đây sẽ là tổng hợp những việc bạn có thể làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Nếu bạn là một người yêu thích kinh doanh, tính cách hướng ngoại, có khả năng giao tiếp tốt, ngoại ngữ ổn thì sale sẽ là công việc cực kỳ tuyệt vời.
Bạn có thể chọn ở 3 vị trí sau:
- Nhân viên kinh doanh tại công ty XNK (trading/oversea sale): Thường tuyển trong các công ty về trading như: nông sản, thủy hải sản,…cho các đối tác nước ngoài.
- Nhân viên kinh doanh tại hãng tàu: Bán và hỗ trợ cước tàu cho các công ty forwarder hoặc khách hàng trực tiếp.
- Nhân viên kinh doanh logistics tại công ty forwarder: Hầu như sale sẽ phải làm cả công việc cước tàu, thủ tục hải quan, tracking,… Vị trí này sẽ đứng giữa hãng và shipper.
Hầu hết các công ty ngành xuất nhập khẩu đều ưu tiên sale bởi đây là đội ngũ mang về lợi nhuận cho công ty. Với vị trí này, bạn sẽ phải chăm sóc khách hàng cũ, làm việc với khách hàng mới. Thu nhập sale thì không phải bàn, hoa hồng cực cao nếu bạn có tài năng, chăm chỉ và chịu được nhiều áp lực. Yêu cầu tất nhiên bạn phải có ngoại ngữ giỏi, đặc biệt khi làm trading với đối tác nước ngoài, các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng cũng không thể thiếu.
Để trau dồi nâng cao trình độ ngoại ngữ bạn có thể tham khảo tại:
- Top 10 phần mềm/website học ngoại ngữ tốt nhất – thuận tiện nhất
- Top 10 website tự học tiếng Nhật tốt nhất
- Top 10 phần mềm học tiếng Nhật tốt nhất khi đi du học, XKLĐ Nhật Bản
Nhân viên chứng từ (Docs – Cus)
Chứng từ là yếu tố quan trọng đối với ngành xuất nhập khẩu, ở vị trí này, bạn sẽ làm các công việc như bill tàu, giấy thông báo hàng đến, packing list, invoice,… Công việc này khá phù hợp với những ai yêu thích ngồi văn phòng và không đòi hỏi quá nhiều áp lực.
Các đầu tàu ngành xuất nhập khẩu chia sẻ người mới vào nghề nên bắt đầu từ vị trí nhân viên chứng từ khoảng 1 – 2 năm để hiểu rõ, sau đó chuyển sang sale sẽ tự tin hơn. Với công việc chứng từ, bạn có thể làm ở:
- Công ty xuất nhập khẩu: làm chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu, hợp đồng, vận chuyển, khai thuế, thanh toán. Nếu làm ở công ty nhỏ thì bạn có thể phải ôm hết công việc từ liên lạc đối tác đàm phán hợp đồng, hoàn thành chứng từ XNK, liên hệ ngân hàng để mở L/C, làm thủ tục giao nhận, lên kế hoạch vận chuyển, liên hệ hãng tàu/forwarder để lấy booking, liên lạc nhà xe lên kế hoạch trucking lô hàng,…
- Công ty forwarder: Nhân viên chứng từ tại công ty forwarder không ngồi một chỗ mà chạy liên tục từ xuống cảng cho tới hải quan. Bạn cũng phải làm việc với khách hàng, chăm sóc khách về thủ tục hành chính liên quan. Bởi vậy, bạn cần phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ cao để tránh gặp vấn đề rủi ro, sai sót không đáng có.
- Ở các hãng tàu: Công việc chủ yếu là nhập bill và làm D/O, cấp container hay cược cont. Ở hãng tàu thì bạn sẽ chuyển 1 lĩnh vực, nhàn hạ hơn và không phải đi lại nhiều.
Nhân viên thanh toán quốc tế
Bạn có thể tìm thấy công việc này ở các ngân hàng hoặc công ty lớn có Phòng Thanh toán Quốc tế riêng.
Ở vị trí này, bạn sẽ thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như: mở L/C, chuyển T/T, kiểm tra chứng từ hợp lệ, nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc… Vì làm thanh toán quốc tế nên bạn đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu, logistics để hỗ trợ các công ty XNK làm việc tốt hơn.
Ngoài ra, vị trí nhân viên thanh toán quốc tế cũng đòi hỏi ngoại ngữ cao, đặc biệt là tiếng Anh. Cùng với đó là yêu cầu tính cẩn thận, tỉ mỉ, tính toán tốt và có sự hiểu biết về các tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế liên quan.
Nhân viên thu mua công ty XNK (Purchaser)
Theo công ty cổ phần xuất nhập khẩu Cẩm Thạch thì nhân viên thu mua là vị trí phổ biến tại các công ty xuất nhập khẩu, cần nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất. Nhiệm vụ của nhân viên thu mua là tìm các đối tác, đánh giá chất lượng đầu vào, chốt đơn và ký hợp đồng với nhà cung cấp.
Purchaser có thể làm việc với đối tác là nhà cung cấp trong nước hoặc quốc tế. Ngoài ra, người thu mua cũng cần có tính móc nối với các bộ phận như kho, sale để sắp xếp với đối tác thời điểm nhập hàng về kho phù hợp.
Ở vị trí thu mua, bạn cũng không lo lắng quá bận rộn, cực nhọc hay bị áp lực doanh số. Chỉ cần nhanh nhẹn, biết cách giao tiếp, có tính cẩn thận, bao quát công việc tốt là được. Nếu bạn nhanh nhạy và thông minh thì chắc chắn sẽ dễ dàng lấy được giá tốt cho doanh nghiệp.
Nhân viên hiện trường giao/nhận (Ops – Operations)
Nhân viên hiện thường thường hợp với nam giới hơn nữ bởi thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Công việc chủ yếu là giao nhận chứng từ, đi nộp thuế, ra sân bay, cảng, cửa khẩu hải quản, đi chuyển phát nhanh hồ sơ thủ tục cho các doanh nghiệp, đi ℅, bảo hiểm,…
Vị trí này không đòi hỏi yêu cầu quá cao về kiến thức chuyên môn, miễn phí cẩn thận, nhanh nhạy thì rất dễ xin được vào vị trí này.
Nhân viên đại diện công ty xuyên quốc gia
Nhân viên đại diện các công ty xuyên quốc gia là vị trí khá quan trọng, đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm cao. Vị trí này hướng tới sau nhiều năm đi làm của rất nhiều người trong ngành xuất nhập khẩu. Và tất nhiên, yêu cầu vị trí cao thì chắc chắn mức lương sẽ không hề nhỏ.
Nhân viên hải quan
Nhân viên hải quan là vị trí công chức nhà nước. Việc cần làm sẽ chủ yếu liên quan tới thuế, nghiệp vụ hải quan để thông quan hàng hóa cho người có nhu cầu. Công việc của nhân viên hải quan thường khá ổn định, ngồi một chỗ làm công việc văn phòng giấy tờ là chủ yếu, tương đối nhàn hạ. Nếu bạn yêu thích tính ổn định thì hãy thử tham khảo chuyên ngành học xuất nhập khẩu chuyên về vị trí này.
Nhân viên điều vận xe/bãi (Coordinator)
Tên công việc đã miêu tả việc bạn phải làm rồi, đó là điều động xe để đóng hàng, nâng hạ hoặc rút hàng khỏi container. Vị trí này phù hợp với nam giới hơn nữ bởi hiểu biết về kỹ thuật, xe cộ, đường xá và chịu được khắc nghiệt của thời tiết ngoài trời.
Yêu cầu cần có của 1 nhân viên ngành xuất nhập khẩu
Dù làm ở vị trí nào đi chăng nữa thì ngành xuất nhập khẩu vẫn đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng cao. Một số yếu tố quan trọng của một nhân viên ngành xuất nhập khẩu cần phải có như:
- Yêu cầu ngoại ngữ tốt. Tùy vào đặc thù đối tác, mảng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và yêu cầu ngoại ngữ cũng như trình độ khác nhau.
- Kiến thức về kinh tế – xã hội sâu rộng, hiểu luật và các yếu tố khác sẽ giúp bạn cập nhật thông tin liên quan tới ngành hỗ trợ công việc hiệu quả hơn.
- Nghiệp vụ ngoại thương như cách thức thực hiện thủ tục làm việc theo quy định của nước đối tác, chuẩn bị chứng từ cần thiết, kỹ năng chuẩn bị cho đàm phán ký kết hợp đồng, kỹ năng tính toán hiệu quả thương vụ, trình tự tiến hành công việc,…
- Các kiến thức và kỹ năng máy tính văn phòng cần thiết, thành thạo Microsoft Office (excel, word, powerpoint)
- Kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết phục, đàm phán, khả năng phân tích, tư duy nhanh nhạy, khả năng làm việc độc lập/làm việc nhóm, tính cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm với công việc,…).
Ngoài ra, đối với từng vị trí các nhà tuyển dụng sẽ có những yêu cầu riêng. Hy vọng bài viết về Học ngành xuất nhập khẩu ra trường làm gì? trên đây sẽ giúp bạn có thêm những gợi ý cho công việc tương lai. Nếu bạn đã có định hướng nghề nghiệp cụ thể, hãy tham khảo những yêu cầu từ nhà tuyển dụng và bổ sung kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho mình ngay từ bây giờ để chuẩn bị tốt hành trang cho công việc trong tương lai nhé.
Xem thêm: