Tìm hiểu về sự thông dụng của tiếng Anh và tiếng Nhật
Tiếng Anh được biết tới là ngôn ngữ mang tới cầu nối giúp gắn kết giữa các nền văn hóa, phổ biến thứ hai chỉ sau tiếng Trung. Theo nhiều thống kê cho thấy có khoảng 1/5 tổng dân số trên toàn cầu có khả năng sử dụng tối thiểu được một chút tiếng Anh. Bởi thế, việc giao tiếp với những người tới từ các quốc gia khác nhau, thông qua tiếng Anh giúp việc trò chuyện giữa hai người tưởng chừng như xa lạ trở nên dễ dàng hơn.
Trong khi đó tiếng Nhật được biết tới là một trong những ngôn ngữ lý tưởng hàng đầu để lựa chọn học tập cho mỗi người. Kinh tế Nhật Bản là một trong những cường quốc hàng đầu trên thế giới, có sự phát triển mạnh mẽ thì làm việc, hay học tập, sinh sống tại nhật cũng là lựa chọn đáng cân nhắc. Lúc này, học tiếng Nhật nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ. Nó khiến tiếng Nhật càng trở nên quen thuộc, gần gũi hơn.
Tiếng Anh hay tiếng Nhật dễ học hơn?
Trước khi quyết định nên học ngôn ngữ nào thì tìm hiểu, đánh giá về khả năng dễ học là thông tin cơ bản cần nắm bắt. Tiếng anh và tiếng Nhật cái nào khó hơn? Câu hỏi này thì mỗi người cần xem xét trên mọi phương diện mới có được thông tin sau cùng chuẩn xác.
Hệ thống bảng chữ cái
Khác biệt nổi bật đầu tiên giữa hai ngôn ngữ này chính là bảng chữ cái. Nếu như tiếng Anh sử dụng bảng chữ cãi Latinh từ a – z thì tiếng Nhật sử dụng bảng chữ cái tượng hình. Bởi vậy, khá nhiều người cho rằng việc học tiếng Anh sẽ dễ dàng tiếp cận hơn bởi người Việt cũng sử dụng bảng chữ cái Latinh.
Song thực tế mọi chuyện không chỉ đơn giản như vậy. Có khá nhiều bỏ thời gian dài học tiếng Anh vẫn không thể thành thạo được, trong khi đó chỉ cần 6 tháng tới 1 năm là sử dụng được cơ bản tiếng Nhật. Bởi thế, dựa vào bảng chữ cái việc xác định ngôn ngữ nào dễ học chưa phải là yếu tố cốt lõi, tiên quyết.
Đối với học tiếng Nhật ở thời điểm ban đầu thì tiếp cận bảng chữ cái là một cản trở, một nỗi ám ảnh không hề nhỏ. Khác với chữ cái Latinh thì chữ tượng hình là quá trình vẽ chữ chứ không phải là viết chữ. Song song với đó thì tiếng Nhật có tới 3 bảng chữ cái là Katakana, Hiragana và Kanji với hệ thống lớn phụ âm và nguyên âm. Nó khiến chúng ta cảm thấy khá rắc rối và phiền toái khi học tập.
Số lượng từ vựng
Từ từ điển Oxford English Dictionary cho thấy tiếng Anh có khoảng 171.476 từ vựng. Thế nhưng nếu tính theo từ điển Merriam Webster thì tiếng Anh có tới 470.000 từ vựng khác nhau. Đồng thời, nếu xem xét tính trên cả phương ngữ, từ kỹ thuật, từ biến thể, hay tiếng lóng,… thì từ vựng tiếng Anh có thể đạt tới con số là 10.000.000, một con số thực sự khổng lồ.
Đối với tiếng Nhật thì chữ Kanji có khoảng 3.000 từi vựng và trong số đó số lượng từ sử dụng thông dụng sẽ có khoảng 1.000 – 2.000 từ dùng phổ biến. Đây là con số khiêm tốn hơn rất nhiều nếu đem ra so sánh với tiếng Anh. Tuy nhiên, việc ghi nhớ mặt chữ của từ tượng hình như tiếng Nhật sẽ là khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải dành nhiều thời gian hơn rất nhiều, đó là chưa kể tới các đọc khác biệt cho từng từ.
Cấu trúc ngữ pháp
Cấu trúc ngữ pháp của tiếng Anh và tiếng Nhật là hoàn toàn khác biệt. Cụ thể cấu trúc một câu hoàn chỉnh của từng ngôn ngữ sẽ là:
- Tiếng Anh: Chủ ngữ – động từ – tân ngữ (Subject – Verb – Object).
- Tiếng Nhật: Chủ ngữ – tân ngữ – động từ (Subject – Verb – Object).
Từ cấu trúc khác biệt mà việc chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Nhật luôn tồn tại những khó khăn nhất định, đòi hỏi chúng ta cần thời gian để làm quen. Đồng thời, tiếng Anh bao gồm có 12 thì với 3 dạng chia khác nhau là quá khứ, hiện tại và tương lai. Đối với tiếng Nhật được phân chia thành 3 trình độ là sơ cấp, trung cấp và cao cấp.
Đối với tiếng Anh việc nhớ cách chia, dấu hiệu nhận biết luôn tồn tại những khó khăn nhất định. Trong khi đó, với tiếng Nhật nếu không sử dụng thường xuyên thì việc nhớ hết được mẫu câu, cách diễn đạt không hề đơn giản.
Nên học tiếng Anh hay tiếng Nhật? Lợi thế của từng ngôn ngữ
Mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng, bởi thế độ khó và dễ ở từng yếu tố sẽ có những khác biệt nhất định. Vì vậy, quyết định nên học tiếng Anh hay tiếng Nhật chúng ta cần cân đối dựa trên nhiều tiêu chí. Trong đó các vấn đề chính cần xem xét là:
Cân nhắc dựa vào mục đích học ngoại ngữ
Mỗi người sẽ có mục đích khác nhau khi tiếp cận với một ngôn ngữ mới. Lấy ví dụ như khi là du học sinh sang các nước Âu, Mỹ thì tiếng Anh là ngôn ngữ lý tưởng. Trong khi đó, với những người du học Nhật Bản, hay làm việc cho các công ty Nhật thì lựa chọn tiếng Nhật sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
Tùy thuộc vào mục đích thực tế chúng ta cần cân đối sao cho hợp lý. Nó đảm bảo giúp việc sử dụng ngôn ngữ mới mà mình học được hiệu quả, hỗ trợ tối đa cho cuộc sống, cho công việc của mỗi người.
Dựa vào nhu cầu việc làm thực tế
E-talk (trung tâm dạy học tiếng anh online 1 kèm 1 hàng đầu hiện nay) cho biết tiếng Anh từ trước tới nay được biết tới là ngôn ngữ chung toàn cầu. Nó giúp việc kết nối giữa con người với con người ở các quốc gia, sử dụng tiếng mẹ đẻ khác nhau trở nên đơn giản hơn. Sử dụng tốt được tiếng Anh lúc này là lợi thế giúp mỗi người có thêm cơ hội việc làm ổn định, lương tốt, cùng cơ hội thăng tiến.
Song khi mà tiếng Anh ngày càng trở nên bão hòa, số lượng người giỏi tiếng Anh ngày càng nhiều thì việc học tập, biết thêm một ngôn ngữ mới chắc chắn sẽ giúp cơ hội trong công việc càng được tăng lên đáng kể. Và khi tiếng Nhật trở thành xu hướng mới, với lượng công ty Nhật tại Việt Nam tăng lên thì đây là lựa chọn đáng để xem xét.
Tùy thuộc vào định hướng phát triển trong công việc mỗi người nên cân đối trong việc chọn học thêm tiếng Anh hay tiếng Nhật phù hợp. Đặc biệt, đối với những người có đủ năng lực, đủ thời gian thì học tập thêm cả hai ngôn ngữ chắc chắn sẽ giúp bản thân tự xây dựng được lợi thế cho bản thân khi cạnh tranh với các đối thủ khác, có thêm cơ hội thăng tiếng đáng nể.
Xem xét dựa trên sở thích, đam mê
Mỗi người lại quan tâm tới một quốc gia khác nhau, từ đó việc tìm hiểu ngôn ngữ của đất nước đó cũng được hết sức chú ý. Dựa vào đam mê, sở thích của bản thân mỗi người có thể cân nhắc lựa chọn nên học ngôn ngữ nào sao cho phù hợp. Chỉ khi thực sự hứng thú mới giúp quá trình học tập trở nên dễ dàng, việc tiếp thu kiến thức mới cũng có được hiệu quả cao hơn.
Bởi vậy, việc vì sao học tiếng Anh hay tiếng Nhật một phần nên dựa vào mối quan tâm, sự yêu thích của cá nhân mỗi người. Lúc đó quyết định được đưa ra sẽ là đúng đắn và phù hợp nhất.
Kết luận
Nên học tiếng Anh hay tiếng Nhật cần được mỗi người tính toán kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố. Song điều quan trọng hơn cả là xây dựng phương pháp học tập phù hợp, cũng đảm bảo chọn được trung tâm ngoại ngữ uy tín và chuyên nghiệp. Lúc đó việc học tập, tiếp cận với một ngôn ngữ mới trở nên dễ dàng, có được hiệu quả cao, sự hứng thú. Có được kế hoạch rõ ràng giúp mỗi người sớm sử dụng thêm được một thứ tiếng khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Khám phá văn hóa của các nước khác, cũng giúp hoàn thiện bản thân, tăng cơ hội trong công việc, sự nghiệp là những điều mỗi người có được.