Kinh doanh thời vụ là việc kinh doanh những mặt hàng có nhu cầu cao tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là khái niệm quá đỗi quen thuộc với đa số nhà kinh doanh đặc biệt là các bạn sinh viên. Lợi nhuận sinh ra từ việc này rất lớn nếu biết sử dụng tối đa nguồn lực và có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Vậy quản lý thế nào là hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết hướng dẫn kinh doanh thời vụ dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé.
I. Dựa vào đâu để biết khi nào nên kinh doanh thời vụ
1. Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống là một loạt các quá trình tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường. Nó bao gồm 4 giai đoạn là thâm nhập, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái biến mất khỏi kệ hàng. Chu kỳ sống của sản phẩm có thể dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào lượng hàng đặt của đối tác, mùa kinh doanh, hay nhu cầu tiêu thụ của người dùng. Với những sản phẩm có chu kỳ sống ngắn, theo mùa cao điểm cần kinh doanh thời vụ.
2. Thời gian sống của sản phẩm
Thời gian sống của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm còn có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh hay tiêu dùng. Khi thấy những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, được đặt theo đơn nhỏ lẻ của khách, chỉ xuất hiện ở một thời điểm nhất định nào đó trong năm thì đó là dấu hiệu để bạn tiến hành kinh doanh thời vụ. Đôi khi hàng khan hiếm của thời điểm này để dành kinh doanh cho vụ sau cũng là yếu tố để quyết định mô hình kinh doanh.
3. Thời gian đặt hàng
Thời gian đặt hàng quyết định rất nhiều tới việc lựa chọn hình thức kinh doanh. Khi hàng được đặt trước, cần lấy trong một khoảng thời gian nhất định và lấy hàng ở thời điểm nhất định là yếu tố quyết định việc quản lý kinh doanh thời vụ.
Vậy cách quản lý kinh doanh thời vụ như thế nào?
II. Hướng dẫn quản lý kinh doanh thời vụ
1. Phân tích tác động chu kỳ sống của sản phẩm với kinh doanh thời vụ
Chu kỳ sống của sản phẩm có yếu tố sống còn đối với chiến lược quản lý kinh doanh thời vụ. Các sản phẩm có hạn sử dụng dài ngắn khác nhau, cần có chiến lược marketing cũng như kinh doanh khác nhau, nhưng về nguyên tắc chung cần triển khai theo các giai đoạn hình thành và phát triển sản phẩm như sau:
- Ở giai đoạn triển khai: cần làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và để nhiều người biết được sự ra đời của sản phẩm. Tập trung vào chiến lược quảng cáo.
- Giai đoạn phát triển: Mở rộng quy mô, bán được nhiều hàng nhất có thể.
- Giai đoạn bão hòa: Giữ vững thị phần.
- Giai đoạn suy thoái: Giảm dần số lượng sản phẩm trên thị trường, giảm lượng hàng bán, có thể áp dụng giảm giá để tránh tồn đọng nhiều hàng.
Biết được chu kỳ sống của sản phẩm, các biến động hay xảy ra từ đó dự đoán doanh thu bán hàng để có thể đưa ra quyết định đặt bao nhiêu hàng, thời điểm lấy hàng khi nào, bán hàng tại đâu, thời gian diễn ra nào sẽ dễ dàng hơn. Tránh rủi ro tồn đọng hàng quá nhiều, tổn thất kinh tế trong thời gian kinh doanh.
Tuy nhiên có một vài mặt hàng có thể dự đoán doanh thu dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm nhưng một số khác lại không. Vì thế cần dựa thêm vào các dữ liệu sẵn có ở các mùa vụ trước, các tiểu thương đi trước mà có cái nhìn tổng quát hơn, phán đoán chính xác hơn doanh số có thể đạt được trong vụ là bao nhiêu để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Rủi ro trong kinh doanh luôn luôn tồn tại. Việc của chúng ta là làm giảm chúng tới mức tối thiểu nhất có thế. Việc nắm rõ thị trường, nắm bắt thời cơ vô cùng cần thiết với kinh doanh thời vụ, đặc biệt khi bắt đầu kinh doanh trong thị trường đang nổi như Việt Nam.
2. Cách tuyển dụng, quản lý nhân viên thời vụ hiệu quả
Vì thời điểm kinh doanh thời vụ thường ngắn, chớp nhoáng mùa cao điểm nên việc tuyển dụng và quản lý nhân viên thời vụ như nào phụ thuộc rất nhiều vào tính chất công việc.
- Với công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, cần gấp trong dịp lễ tết: cần tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm, có tay nghề, vào có thể làm được việc luôn để không mất thời gian đào tạo quá dài, tránh làm mất thời điểm vàng để bán sản phẩm.
- Với công việc không đòi hỏi quá nhiều chuyên môn, thời gian bán sản phẩm có thể kéo dài thì có thể tuyển những nhân viên làm part time, nhân công giá rẻ để tiết kiệm chi phí.
Quản lý nhân viên thời vụ cần:
- có quy chế quản lý, đào tạo ngắn rõ ràng ngay từ đầu, đào tạo bao nhiêu người, quá trình làm việc diễn ra ra sao…
- phân công nhiệm vụ chi tiết rõ ràng từ khi người lao động bắt đầu công việc
- nhắc nhở, đôn đốc công việc sát sao
- dùng phần mềm quản lý thời vụ để gia tăng hiệu quả quản lý nếu có thể. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm quản lý hỗ trợ như phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý nhân sự…
3. Phương pháp giảm nguy cơ tồn kho
Thời gian giao hàng của các nhà sản xuất là yếu tố chi phối cho việc có nguy cơ tồn kho hay không. Cần biết rõ thời gian có thể nhận được hàng chính xác là bao lâu trước khi đặt hàng. Nếu lâu hơn thời điểm đỉnh thì cần đặt hàng sớm tránh tình trạng không có hàng bán. Lượng đặt hàng bao nhiêu cần tính toán cẩn thận, càng sát thực tế bao nhiêu thì rủi ro tồn hàng càng nhỏ bấy nhiêu. Tốt nhất bạn nên sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa để theo sát mọi chỉ số và nhanh chóng có phương án bán hàng hợp lý.
Cần nắm rõ xu hướng thị trường, dự đoán doanh thu tăng trưởng chính xác để có chiến lược kinh doanh 7PS theo từng giai đoạn. Nếu thấy khả năng tồn kho cao có thể đưa ra chính sách khuyến mãi để kích cầu, giảm ứ đọng hàng hóa.
4. Phân bổ sản phẩm một cách linh hoạt
Phân tích doanh số theo từng thời điểm, từng địa điểm dựa trên dân số, khách hàng tiềm năng, nhu cầu tiêu thụ, xu hướng , tầng lớp xã hội… để có sự phân bố sản phẩm một cách linh hoạt.
Với kinh doanh online thì cần thiết kế website để tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể, đưa ra chính sách nhập thêm hàng khi nhu cầu vượt quá nguồn cung, bổ sung thêm các nguồn hàng khác khi cần thiết.
5. Bổ sung kịp thời, sẵn sàng ứng phó với thay đổi của thời gian đặt hàng
Việc bổ sung thêm hàng kịp thời cũng như các phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường là cách mà rất nhiều nhà kinh doanh thời vụ cần phải áp dụng.
Ngay từ đầu vụ, doanh nhân cũng có thể dự đoán được số liệu doanh thu thực tế có thể có, để đưa ra quyết định bổ sung hàng.
Bên cạnh đó, khi mặt hàng đang bán có nguy cơ hết tại thời đỉnh điểm, cần có chính sách nhập hàng bổ sung tức thì nếu thấy nhu cầu của người mua vẫn tiếp tục gia tăng.
Với mỗi thay đổi của thị trường cũng như thời gian đặt hàng, cần sẵn sàng đưa ra các giải pháp ứng phó. Có thể lường trước các sự cố có thể xảy ra và đưa các giải pháp ban đầu, giúp chủ động khi đến mùa kinh doanh.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần kiểm soát hàng hóa, tồn kho một cách sát sao để tránh các trường hợp gián đoạn khi đang trong dịp kinh doanh.
Hy vọng bài viết hướng dẫn quản lý kinh doanh thời vụ bên trên từ VietnamJapan sẽ giúp bạn đưa ra chỉ dẫn để có việc kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cũng như gia tăng lợi nhuận cho mỗi cá nhân. Hãy đọc chi tiết và vẽ ra cho mình chiến lược kinh doanh tốt nhất khi có ý định nhé.